Xung lực đẩy riêng

Xung lực đẩy riêng (Isp) là đại lượng vật lý đặc trưng cho khả năng tạo ra lực đẩy từ phản ứng của một khối lượng nhiên liệu hoặc chất đẩy. Đối với các động cơ tên lửa thì khối lượng phản ứng tạo ra lực đẩy chỉ bao gồm lượng nhiên liệu mà tên lửa mang theo, thì xung lực đẩy riêng tỉ lệ thuận với vận tốc luồng khí phụt.Một hệ thống đẩy có xung lực đẩy riêng càng lớn thì nó càng sử dụng hiệu quả lượng nhiên liệu mà nó mang theo. Trong trường hợp của tên lửa, điều này đồng nghĩa với tên lửa càng cần ít nhiên liệu hơn để đạt được độ biến thiên vận tốc delta-v cho trước.[1][2], vì thế phương tiện bay sẽ càng dễ dàng đạt được vận tốc và độ cao bay yêu cầu.Trong bầu khí quyển, xung lực riêng có thể bao gồm xung lực bổ sung từ khối lượng của không khí bên ngoài vốn được tăng tốc bởi động cơ theo một cách nào đó. Động cơ phản lực có xung lực đẩy riêng lớn hơn là động cơ tên lửa. Xung lực đẩy riêng được tính bằng khối lượng chất đẩy đã tiêu tốn và có đơn vị quãng đường/đơn vị thời gian, là một vận tốc danh nghĩa và còn có thể gọi là vận tốc xả hiệu dụng. Nó cao hơn vận tốc luồng phụt thực tế vì nó không tính đến khối lượng của khí cháy trong buồng đốt. Trong chân không, vận tốc thực tế và vận tốc xả hiệu dụng là bằng nhau.Xung lực đẩy riêng tỷ lệ nghịch với mức tiêu thụ nhiên liệu riêng (SFC) theo mối quan hệ Isp = 1/(go·SFC) đối với SFC tính bằng kg/(N·s) và Isp = 3600/SFC đối với SFC tính bằng lb/(lbf·Giờ).